Bước tới nội dung

Cúc ngũ sắc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cúc ngũ sắc
Hoa
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Asterales
Họ (familia)Asteraceae
Phân họ (subfamilia)Asteroideae
Tông (tribus)Heliantheae
Phân tông (subtribus)Zinniinae
Chi (genus)Zinnia
Loài (species)Z. elegans
Danh pháp hai phần
Zinnia elegans
Jacq., 1792[1][2]
Danh pháp đồng nghĩa
  • Crassina elegans (Jacq.) Kuntze, 1891
  • Crassina linearis (Benth.) Kuntze, 1891
  • Zinnia australis F.M.Bailey, 1891
  • Zinnia elegans var. alba DC., 1836
  • Zinnia elegans var. coccinea (Lindl.) DC., 1836
  • Zinnia elegans var. purpurascens DC., 1836
  • Zinnia elegans var. violacea (Cav.) DC., 1836
  • Zinnia linearis Benth., 1839
  • Zinnia linearis var. latifolia Rose, 1891
  • Zinnia violacea Cav., 1791 nom. rej.
  • Zinnia violacea var. coccinea Lindl., 1830

Cúc ngũ sắc, duyên cúc, hoa cánh giấy[3], cúc zinnia, di nha, bạch nhật[4], đôi khi còn được gọi là cúc ta (danh pháp hai phần: Zinnia elegans) là một loài thực vật có hoa đơn niên thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Cúc ngũ sắc trồng ở Tây Ban Nha

Cây cúc ngũ sắc trong tự nhiên có thể cao đến 1 m. Các lá không có cuống, mọc đối nhau; phiến lá xoan bầu dục, có lông. Các hoa đơn có đường kính 5–10 cm, nhiều màu. Hoa bìa có vành hình môi to, lâu tàn.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này được SesséMociño phát hiện lần đầu tiên năm 1789 tại Tixtla, Guerrero. Nó được Cavanilles mô tả khoa học lần đầu tiên như là Zinnia violacea năm 1791.[5] Năm 1792, Jacquin mô tả lại loài này với tên Zinnia elegans, cũng là tên mà Martin de Sessé y Lacasta và José Mariano Mociño đã dùng trong bản thảo sách Plantae Novae Hispaniae — đã không được phát hành cho đến năm 1887-1893. Năm 2007, Kirkbride J. H. & J. H. Wiersma đề xuất việc sử dụng danh pháp Zinnia elegans thay vì dùng Z. violacea.[6]

Tên chi Zinnia đã được Carl von Linné đặt theo tên nhà thực vật học Đức Johann Gottfried Zinn, người đã mô tả loài Zinnia peruviana vào năm 1757 như là Rudbeckia foliis oppositis hirsutis ovato-acutis, calyce imbricatus, radii petalis pistillatis. Linné sau đó nhận ra rằng loài này không thuộc về chi Rudbeckia.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ von Jacquin N. J., 1792. DCLXV: Zinnia elegans Collectanea Ad Botanicam, Chemiam, Et Historiam Naturalem Spectantia, cum figuris coloratis 3: 152.
  2. ^ Collectanea. Lưu ý: Quyển 1 in trong khoảng tháng 1-9 năm 1787, trên sách ghi năm 1786; quyển 2 in tháng 4 năm 1789, trên sách ghi năm 1788; quyển 3 in cuối năm 1791, trên sách ghi năm 1789; quyển 4 in cuối năm 1791, trên sách ghi năm 1790; quyển 5 in năm 1797, trên sách ghi năm 1796. Quyển 5 là phần bổ sung.
  3. ^ “Zinnia elegans Jacq”. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2013.
  4. ^ Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam, mục từ 8788. Zinnia elegans Jacq. Dị nha, bạch nhật. 3. Nhà xuất bản Trẻ. tr. 271.
  5. ^ Antonio José Cavanilles, 1791. Zinnia violacea. Icones et descriptiones plantarum 1: 57, mục từ 89, tab. 81.
  6. ^ Kirkbride J. H. & J. H. Wiersma (2007). (1785) Proposal to Conserve the Name Zinnia elegans against Z. violacea (Compositae). Taxon 56(3):958-959, doi:10.2307/25065881.